Tin tức
Đặt lịch hẹn, tư vấn
Khi mang thai, vấn đề đặt ra không phải là ăn cho hai người mà là ăn tốt hơn.
Bạn phải ăn như thế nào để con bạn có được các những dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của bé. Bạn không được áp đặt cho mình một chế độ ăn khắc khổ, cũng không nên đảo lộn thói quen ăn uống thường ngày nếu bạn đã thấy đầy đủ rồi.
Ăn uống là một khoa học về sự cân đối vì không phải tất cả thức ăn đều tốt hoặc đều xấu. Muốn thiết lập thực đơn và điều chỉnh việc ăn uống phải biết rõ vai trò của những loại thức ăn chính.
Ba thành phần chính của thức ăn: Đạm, đường và chất béo.
Nhu cầu năng lượng
- Nhu cầu hàng ngày của một phụ nữ tầm cỡ trọng lượng trung bình trong hoạt động theo tiêu chuẩn mức bình thường trước khi có thai phải đủ 2,000 kilo calo.
- Phụ nữ mang thai nhu cầu đó tăng lên 100 kilo calo mỗi ngày (tức là hàng ngày phải có 2,100 kilo calo), trong quý thứ hai đến quý thứ ba thì mỗi ngày phải thêm từ 250 đến 300 kilo calo nữa (tức là hàng ngày phải có đủ 2,250 kilo calo) cho đến khi đẻ mới đủ nuôi mình và nuôi thai nhi. Dĩ nhiên đó là mức trung bình. Nếu bạn lao động vất vả, số năng lượng tiêu thụ sẽ cao hơn.
Nhu cầu chất đạm (protein)
- Protein tham gia vào cấu tạo và đổi mới các cơ trong cơ thể người và được tạo ra từ các axit amin.
- Nhu cầu protein cho một phụ nữ mang thai ước tính 80 gam/ngày, nghĩa là thêm 10 – 20 gam nhiều hơn mức bình thường.
- Để đảm bảo cân đối đúng các loại axit amin cần thiết cho cơ thể cần phải ưu tiên cân đối nguồn gốc động vật và thực vật đem lại tỷ lệ ngang nhau vì có những axit amin giàu ở nguồn này nhưng nguồn khác thì không có.
- Thịt, trứng, cá và sản phẩm từ sữa có đủ các axit amin cần thiết, điều đó không thấy ở protein từ nguồn thực vật trừ đậu nành và sản phẩm từ đậu nành.
Nhu cầu về đường bột (Gluxit)
- Đường bột là chất đốt trong cơ thể chúng ta, cung cấp gần 50% calo cần thiết cho một phụ nữ mang thai. Cần phân biệt đường đơn với đường phức hợp.
- Đường đơn ăn ngoài bữa ăn được hấp thu nhanh và dùng nhiều sẽ gây béo phì. Đó là saccaroza hay đường làm đồ ăn, glucoza trong mật ong và fructoza trong các loại quả, chú ý không lạm dụng quả tươi.
- Đường phức hợp không có vai trò gì trong việc gây béo phì. Đó là ngũ cốc, sản phẩm từ ngũ cốc, gạo, bột, rau khô, khoai tây và bánh mì. Cần ăn những thức ăn này ở mức độ vừa phải.
Nhu cầu chất béo (Lipit hoặc mỡ)
- Chất béo được bào thai dùng vào việc tạo ra hệ thần kinh, vì vậy rất cần thiết.
- Chất béo có trong dầu ăn, bơ, sữa, thịt, cá béo, lòng đỏ trứng, hồ đào, hạnh nhân, quả phỉ. Chất béo rất cần cho việc giữ cân bằng trong chế độ ăn kể cả trong thời kỳ mang thai. Tuy nhiên, các chất béo chỉ nên đem lại 1/3 khẩu phần calo, 60 đến 80gam lipit mỗi ngày tương ứng với 540 và 720 kilo calo.
- Thức ăn càng nhiều chất béo tiêu hóa càng chậm và khó khăn. Muốn tiêu hóa dễ dàng tốt nhất là nên tránh mỡ động vật như mỡ lợn, mỡ ngỗng và mọi đồ rán đặc biệt khó tiêu. Các loại dầu ăn cho số calo như nhau nhưng hàm lượng chất béo thì mỗi loại khác nhau. Điều này tác động có lợi nhiều hay ít đối với thành tim và thành mạch. Tinh chế dầu ăn sẽ phá hủy vitamin cũng giống như bơ nấu chín sẽ phá hủy vitamin A.
Như vậy trong thời kỳ mang thai, năng lượng đưa vào cơ thể người mẹ phải cân đối với lượng protein để đảm bảo xây dựng các mô, kết hợp với số lượng vừa phải gluxit tốt hơn dưới dạng đường phức hợp với một lượng nhỏ chất béo ưu tiên hấp thụ dưới dạng sống.
Với tâm huyết và lòng yêu nghề, Phòng khám Cây thông xanh đã nhanh chóng ứng dụng dịch vụ Tư vấn và trị liệu tâm lý trực tuyến TELEMED dành cho phụ nữ mang thai và sau sinh vô cùng thuận tiện với với chất lượng tư vấn tốt nhất, uy tín và bảo mật.
HÃY LIÊN HỆ NGAY VỚI BÁC SĨ TÂM LÝ PHÒNG KHÁM CÂY THÔNG XANH ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ KỊP THỜI 024 – 3628.5656 HOẶC 0944.28.5656