Tin tức
Đặt lịch hẹn, tư vấn
Nếu như cha mẹ quen với việc bé ngoan ngoãn nghe lời, bảo gì làm đấy… thì bước sang 3 tuổi – thời kỳ phản kháng, bé bỗng trở nên ngang bướng, thích làm trái ý người lớn, hay khóc lóc, ăn vạ… Nhiều cha mẹ lo lắng không biết đó có phải là những dấu hiệu phát triển bất thường của con không.
Cũng giống như chị Phương (Cầu Giấy, Hà Nội) vì quá lo lắng trước những thay đổi của con, chị đã đưa con đi đánh giá phát triển. Chị chia sẻ với các bác sỹ tại phòng khám: con tự nhiên trở nên bướng bỉnh, không chịu nghe lời, hay cáu kỉnh, luôn luôn nói “không” trước mọi yêu cầu của cha mẹ, đặc biệt là rất hay ăn vạ. Sự thay đổi của Bi làm cả gia đình mệt mỏi vì không biết phải làm gì để điều chỉnh hành vi của con.
Sau khi đánh giá sự phát triển của Bi, gia đình thấy an tâm khi được bác sỹ thông báo con phát triển bình thường theo độ tuổi lên 3 của con. Quan trọng hơn gia đình được nghe bác sỹ giải thích về tâm sinh lý tuổi lên 3 và tư vấn hướng giải quyết đối với những hành vi chống đối của con.
Hành vi chống đối trong giai đoạn này là một hiện tượng bình thường trong quá trình tự phát triển của trẻ. Đây là giai đoạn ý thức tự lập của trẻ phát triển rất mạnh. Do vậy, khi trẻ không nghe lời, nếu cha mẹ dùng bạo lực để đe dọa, ép buộc trẻ làm theo ý muốn của cha mẹ sẽ dẫn tới 2 hậu quả:
Thứ nhất, làm thui chột khả năng suy nghĩ, phân tích của trẻ trước mọi vấn đề. Về lâu dài trẻ sẽ ỷ lại, không có khả năng suy nghĩ, phân tích, phán đoán và đưa ra quyết định cho vấn đề vàsẽ trở nên thụ động khi trưởng thành.
Thứ hai, hạn chế sự phát triển tính tự tin của trẻ. Do không được rèn luyện tư duy suy nghĩ, phân tích và tự quyết định, trẻ không biết nên làm gì và làm thế nào cho đúng. Dần dần sẽ dẫn đến tâm lý thiếu tự tin, sống khép kín, không muốn hòa đồng với mọi người. Hoặc ngược lại, một số trẻ sẽ có tâm lý chống đối cha mẹ. Cho dù hậu quả nào thì cũng đều có hại cho sự phát triển tính cách của trẻ sau này.
Do vậy, để giúp trẻ phát triển khả năng suy nghĩ, phân tích và tự lập trong cuộc sống, gia đình nên thực hiện theo các phương pháp sau:
1. Cho trẻ cơ hội lựa chọn
Cha mẹ hãy cho trẻ có cơ hội để rèn luyện khả năng phân tích suy xét và tự quyết định. Trước mỗi sự việc nên đưa ra 2 phương án có thể chấp nhận được để trẻ lựa chọn. Ví dụ: nếu trẻ không muốn rửa mặt thì có thể cho trẻ 2 phương án lựa chọn: “Con tự rửa mặt nhé” hoặc “mẹ rửa mặt cho con rồi 2 mẹ con mình đi chơi nhé”.
2. Cha mẹ phải làm gương
Để hạn chế trẻ nói từ “Không” trước yêu cầu của cha mẹ, trước hết cha mẹ cũng cần hạn chế nói không. Bởi 3 tuổi là độ tuổi mà trẻ giỏi bắt chước nhất, từ không mà trẻ thường nói đều là học từ cha mẹ. Vì vậy, nếu trẻ ít nghe thấy cha mẹ nói “không” thì trẻ cũng hạn chế nói từ này. Thay vì nói từ “không”, cha mẹ có thể sử dụng những từ ngữ mềm mỏng hơn, nói đến hậu quả của sự việc để trẻ có thể hiểu được tại sao bố mẹ nói “không”. Ví dụ: có thể nói “nếu con trèo lên đó thì có thể bị ngã gãy tay, gãy chân…” thay vì nói “không được trèo cao như thế”.
3. Giữ thái độ bình tĩnh, kiềm chế cảm xúc
Đối với trẻ việc lên giọng, tức giận, quát mắng, hù dọa thường không thể khiến trẻ từ chống đối thành nghe lời. Trên thực tế, sự tức giận của cha mẹ chỉ có thể kích thích trẻ có những hành vi cực đoan. Do vậy, để tránh kích động đến tâm trạng của trẻ, cha mẹ cần bình tĩnh lại, kiềm chế cảm xúc nóng giận và áp dụng phương pháp phân tán sự chú ý của trẻ, để trẻ tập trung suy nghĩ và tìm giải pháp cho sự việc.
4. Giữ vững lập trường, nhất quán các nguyên tắc trong mọi hoàn cảnh
Cần có thái độ dứt khoát trước những đòi hỏi của trẻ. Cha mẹ và các thành viên trong gia đình nên thiết lập những nguyên tắc trong nuôi dạy trẻ và thống nhất với nhau những việc trẻ được phép làm và những việc trẻ không được phép làm ở mọi nơi, mọi lúc.

Nhất quán trong cách dạy con là điều hết sức quan trọng trong giáo dục trẻ, tránh tình huống người nghiêm khắc, người nuông chiều hoặc lúc nghiêm khắc, lúc không khiến bé không phân biệt được đúng sai.
5. Không được áp đặt con
Khi lên 3 tuổi trẻ bắt đầu thể hiện tính tự lập và cá tính riêng của mình. Chính vì vậy, trẻ không muốn làm theo yêu cầu của người lớn và thường dùng câu cửa miệng là “không” để trả lời mọi vấn đề. Đây là thời kỳ rất tốt để bồi dưỡng tính độc lập và lòng tự tin của trẻ. Cha mẹ hãy khuyến khích trẻ độc lập suy nghĩ, tự lập bằng cách để trẻ tự chọn quần áo, để trẻ tự mặc quần áo, tự xúc ăn… Bên cạnh đó, trước mỗi sự việc cha mẹ cần kiên nhẫn phân tích đúng sai để bé chấp nhận.
Thời điểm 3 tuổi là giai đoạn bước đầu hình thành tính cách, bởi vậy nó giữ vai trò quan trọng trong quá trình phát triển nhân cách. Giai đoạn này vừa phản ánh tình hình phát triển nhân cách thời thơ ấu, vừa cho thấy xu thế phát triển trong tương lai. Do vậy, khi bước vào thời kỳ phản kháng, cha mẹ nên giáo dục trẻ một cách khoa học, để trẻ dễ dàng vượt qua và phát triển khỏe mạnh.
Phòng khám Cây Thông Xanh
Cha mẹ có thể tham khảo bài viết :
Đối phó với cơn thịnh nộ của trẻ
Cách nói chuyện “Thần kỳ” trị con quấy khóc
Tìm hiểu về dịch vụ Đánh giá – tư vấn tâm lý và Dịch vụ khám phát triển toàn diện của Phòng khám Cây Thông Xanh
Nếu bạn có bất kỳ băn khoăn gì về sự phát triển của con, hãy liên hệ với bác sĩ nhi khoa 0944.28.5656 để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.
Bạn có thể chat với bác sĩ qua facebook phòng khám Cây Thông Xanh
PHÒNG KHÁM CÂY THÔNG XANH
– Khám trẻ ốm không lạm dụng kháng sinh
– Khám phát triển toàn diện trẻ 0-5 tuổi phát hiện sớm các bất thường
– Khám và trị liệu trẻ tự kỷ, chậm nói, tăng động, sang chấn tâm lý sau khi cha mẹ li di ly thân, trẻ khó thích ứng trường lớp
Địa chỉ: Số 39, ngõ 255, phố Vọng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
Hotline: 0944.28.5656 | 024 – 36.28.5656.
YouTube: Phòng khám Cây Thông Xanh
Facebook: Phòng khám Cây Thông Xanh