Tin tức
Đặt lịch hẹn, tư vấn
Các mốc phát triển và dấu hiệu cảnh báo trẻ từ 0-1 tuổi
Các bậc làm cha làm mẹ hay ông bà hầu như ít ai để ý các dấu hiệu phát triển của con, cháu mình trong 1 tháng đầu sau sinh. Thế nhưng việc quan sát các hành động hàng ngày của trẻ trong giai đoạn này giúp phát hiện sớm các bất thường ở trẻ.
- Dấu hiệu cho thấy trẻ phát triển bình thường
Khi mới sinh, có vẻ như trẻ chẳng biết làm gì khác ngoài ăn, ngủ, khóc và tè ị. Nhưng không phải vì vậy mà trẻ không có những dấu hiệu của một trẻ phát triển bình thường. Dưới đây là một số mốc phát triển bạn có thể chờ đợi ở trẻ trong 1 tháng đầu đời:
Mốc vận động
- Cử động cánh tay: giật mạnh, run rẩy
- Đưa tay lên ngang tầm mắt và miệng
- Quay đầu từ bên này sang bên kia khi nằm sấp
- Đầu ngả ra sau nếu không được giữ
- Nắm chặt bàn tay
Mốc thị giác
- Nhìn được đồ vật ở xa 20-30 cm
- Mắt đảo qua đảo lại và đôi khi bị lác
- Thích kiểu màu đen trắng
- Thích nhìn mặt người hơn mọi thứ khác
Mốc thính giác
- Khả năng nghe đã tốt
- Nhận biết được 1 số âm thanh
- Có thể quay đầu về phía những tiếng động và giọng nói quen thuộc
Mốc khứu giác và xúc giác
- Thích mùi ngọt
- Ghét các mùi đắng hay chua
- Nhận biết mùi thơm từ sữa mẹ
- Thích đồ vật mềm mại hơn đồ vật thô ráp
- Không thích bị bế đột ngột, thô bạo
2. Dấu hiệu cảnh báo
Nếu trong tuần thứ 2, thứ 3 hoặc thứ 4 trẻ có bất kỳ dấu hiệu chậm phát triển nào dưới đây, hãy cho bé đến gặp bác sỹ nhi khoa:
- Bú mẹ yếu hoặc bú chậm chạp
- Không nháy mắt khi có ánh sáng chiếu vào
- Không tập trung và nhìn theo vật ở gần đang di chuyển từ bên này sang bên kia
- Hiếm khi cử động tay và chân, có vẻ co cứng
- Tứ chi có vẻ mềm nhũn, ẻo lả
- Hàm dưới run liên tục, kể cả khi trẻ không khóc hoặc không xúc động
- Không đáp ứng với tiếng động mạnh
Nguồn tham khảo:
- Chăm sóc trẻ từ 0-5 tuổi – Hội Nhi khoa Hoa Kỳ – Bác sỹ Phạm Ngọc Thanh trích dịch
- Cuốn 2 “Cùng con bước vào đời (bé 0-1 tuổi)” bộ sách gia đình “Nuôi con không áp lực” – Các bác sỹ Phòng khám Cây Thông Xanh