Tin tức
Đặt lịch hẹn, tư vấn
Khoa học đã chứng minh tâm lý căng thẳng và lo lắng của người mẹ có thể dẫn đến sinh non, sinh trẻ nhẹ cân và tăng nguy cơ sảy thai. Người mẹ căng thẳng, lo lắng trong thời gian mang thai sẽ khiến đứa trẻ ra đời cũng có tâm lý cáu bẳn, trí tuệ phát triển chậm so với các bạn đồng lứa. Trong bài viết hôm nay chúng ta sẽ được hướng dẫn về phương pháp suy nghĩ tích cực cho phụ nữ có thai.
Suy nghĩ tích cực là gì?
Một hành động bắt đầu bằng một ý nghĩ ở trong đầu. Ý nghĩ này sẽ quyết định cảm xúc, hành động và thói quen của chúng ta. Do vậy, nếu bạn suy nghĩ tích cực, bạn sẽ có một hành động tích cực và một kết quả tích cực. Kết quả tích cực chính là một sức khỏe tốt cả về mặt thể chất và tâm trí. Như vậy, suy nghĩ tích cực là tất cả những ý nghĩ, những quan điểm, những quan niệm có ảnh hưởng tốt đến sức khỏe của mẹ và trẻ.
Chúng ta hãy cùng xem hai ví dụ về chị Thúy và chị Mai. Cách suy nghĩ khác nhau của hai người sẽ ảnh hưởng thế nào đến sự phát triển của trẻ.
Chị Thúy đang có thai 4 tháng, đang bị ốm nghén nên thường cảm thấy buồn nôn sau khi ăn. Cảm giác buồn nôn làm chị cảm thấy rất khó chịu và mệt mỏi. Chị nghĩ “dù có ăn thì cũng sẽ nôn ra hết nên tốt nhất là hạn chế ăn”. Suy nghĩ này đã dẫn đến hành động không cố gắng ăn hoặc uống mặc dù cảm thấy đói. Hậu quả là chị Thúy ngày càng trở nên mệt mỏi, xanh xao và yếu ớt, và khi sinh con, thai nhi nhẹ cân do bị thiếu chất.
Chị Mai đang có thai 3 tháng, chị luôn cảm thấy buồn nôn vào các buổi sáng, khi tới bữa cơm và khi gia đình nấu nướng. Mặc dù cảm giác buồn nôn làm cho chị vô cùng khó chịu và mệt mỏi nhưng với ý nghĩ: Ốm nghén là điều hết sức bình thường khi mang thai, nếu không cố gắng ăn uống thì con sẽ kém phát triển”, chị đã cố gắng ăn và lựa chọn các thực phẩm ít gây cảm giác buồn nôn hơn để ăn. Ngoài ra, chị Mai còn tích cực học hỏi kinh nghiệm từ người thân để hạn chế cảm giác buồn nôn”. Chị gặp bạn bè để hỏi kinh nghiệm. Chị gặp cán bộ trạm y tế. Chị trao đổi với mẹ chồng về cảm giác buồn nôn khi ngửi mùi thức ăn. Gia đình hiểu và hỗ trợ chị. Mẹ chồng và chồng nấu ăn thay cho chị. Chị chia nhỏ các bữa, ăn ít mỗi bữa và ăn nhiều bữa. Từ hành động nỗ lực ăn uống và chăm sóc bản thân, sức khỏe chị khá hơn, gặp gỡ nói chuyện với mọi người giúp chị có tâm trạng vui vẻ. Đến ngày sinh nở, chị vui mừng đón nhận em bé ra đời, nặng 3200g.
Qua hai ví dụ chị Thúy và chị Mai, ta có thể thấy, cùng một vấn đề nhưng đã có 2 cách giải quyết khác nhau. Bà mẹ trong trường hợp thứ nhất đã lựa chọn cách đương đầu với khó khăn bằng sự chán nản, bất lực, bi quan. Kết quả là sức khỏe của bà mẹ này và đứa con trong bụng càng kém hơn. Ngược lại, bà mẹ trong trường hợp thứ hai đã lựa chọn cách đối mặt với vấn đề bằng một thái độ và một tinh thần tích cực. Và cuối cùng vấn đề đã được giải quyết, mẹ và trẻ đều khỏe mạnh.
Vậy, Làm thế nào để suy nghĩ tích cực?
Có 3 bước để suy nghĩ tích cực:
Chúng ta hãy cùng thực hành nhé!
BƯỚC 1:
Bạn có 1 phút, hãy liệt kê ra 1 suy nghĩ tiêu cực mà bạn thường có trong đầu liên quan đến việc mang thai và sinh con.
Ví dụ: Có phải bạn đã từng suy nghĩ tiêu cực rằng:
– Gia đình tôi không có điều kiện kinh tế nên ăn uống chỉ đến vậy và con ra đời sẽ nhỏ thôi
– Khi mới mang thai tôi bị cúm, sợ là đứa bé sinh ra sẽ không bình thường
– Với hoàn cảnh phức tạp của tôi thì không thể có sức khỏe tốt được.
– Chồng và nhà chồng chẳng quan tâm đến đứa bé này vì là con gái
Hãy lấy Trường hợp 2 sau đây để phân tích.
Bạn bị cúm khi mang thai và đang không biết đứa trẻ trong bụng ra đời sẽ như thế nào. Nếu là người thường nghĩ đến điều tệ nhất có thể xảy ra, Bạn sẽ làm gì. Bạn sẽ không ngừng lo lắng về đứa bé trong bụng? Bạn căng thẳng thần kinh. Bạn mệt mỏi.
Sự căng thẳng tâm lý khiến bạn ngại giao tiếp, mất ngủ, ăn kém ngon.
Tình trạng này kéo dài trong vài tháng sẽ ảnh hưởng đến việc cung cấp dinh dưỡng cho thai nhi và có thể ảnh hưởng đến tâm lý trẻ khi ra đời. Chúng ta tưởng rằng khi người mẹ buồn, căng thẳng lo lắng chỉ ảnh hưởng đến người mẹ. Nhưng chúng ta đã nhầm. Khoa học đã chứng minh tâm lý căng thẳng và lo lắng của người mẹ có thể dẫn đến sinh non, sinh trẻ nhẹ cân và tăng nguy cơ sảy thai. Người mẹ căng thẳng, lo lắng trong thời gian mang thai sẽ khiến đứa trẻ ra đời cũng có tâm lý cáu bẳn, tính khí thất thường, khả năng tập trung kém, trí tuệ phát triển chậm so với các bạn đồng lứa.
Qua phân tích Suy nghĩ – Hành động – Hậu quả, chúng ta sẽ xác định được đâu là suy nghĩ tiêu cực.
BƯỚC 2:
Bây giờ, chúng ta cùng lật ngược lại tình thế và xem một người tích cực trong tình huống này sẽ làm gì nhé.
Bạn bị cúm khi mang thai và đang không biết đứa trẻ trong bụng ra đời sẽ như thế nào. Là người năng động, tích cực và muốn thay đổi, bạn quyết định phải hành động.
Bạn sẽ đi gặp bác sỹ và nói ra những băn khoăn lo lắng và được bác sỹ giải đáp. Bạn sẽ gặp các phụ nữ đã sinh con trước đây để hỏi kinh nghiệm. Bạn sẽ tập trung ăn uống tốt hơn để mong thai nhi được tăng cường kháng thể. Bạn sẽ trao đổi với chồng và gia đình để giải tỏa tâm lý lo lắng cho cả nhà.
Điều gì có thể xảy đến sau những cố gắng bạn đã làm? Bạn sẽ có được một em bé xinh xắn, khỏe mạnh, vui tươi. Bạn có được một gia đình vui vẻ trong suốt quá trình mang thai.
Như vậy, bạn đã biết cách chuyển đổi tư duy từ cách suy nghĩ tiêu cực sang cách suy nghĩ tích cực. Giờ là bước hành động
BƯỚC 3:
Bạn cần lên kế hoạch hoạt động nào cần làm trước, hoạt động nào cần làm sau.
Để khuyến khích các bạn thực hiện chế độ ăn và ngủ hợp lý cho phụ nữ mang thai, các bạn nên lập cho mình bảng theo dõi chế độ ăn, chế độ ngủ và tập thể dục. Hãy dán bảng này ở nơi dễ theo dõi tại nhà, hàng ngày bạn hãy đánh dấu các hoạt động bạn đã làm được. Trong một vài ngày đầu tiên, bạn sẽ thấy khó tuân thủ theo kế hoạch, nhưng hãy kiên nhẫn. Sau một hai tuần, bạn sẽ thấy mình thực hiện kế hoạch sinh hoạt hợp lý trong quá trình mang thai rất dễ dàng. Chúc các bạn thành công với cách tư duy tích cực và hành động để đạt được mục tiêu mẹ khỏe con khỏe.
Hãy hành động ngay từ hôm nay.
Phòng khám Cây Thông Xanh
Với tâm huyết và lòng yêu nghề, Phòng khám Cây thông xanh đã nhanh chóng ứng dụng dịch vụ Tư vấn và trị liệu tâm lý trực tuyến TELEMED dành cho phụ nữ mang thai và sau sinh vô cùng thuận tiện với với chất lượng tư vấn tốt nhất, uy tín và bảo mật.
HÃY LIÊN HỆ NGAY VỚI BÁC SĨ TÂM LÝ PHÒNG KHÁM CÂY THÔNG XANH ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ KỊP THỜI 024 – 3628.5656 HOẶC 0944.28.5656