Tin tức
Đặt lịch hẹn, tư vấn
Những người thân trong gia đình gắn bó với bé một cách thân thiết trong cuộc sống thường ngày là những điều cần thiết để tạo nên thành công trong sự phát triển tình cảm và xã hội của chúng sau này. Sự gắn bó này sẽ tạo nền tảng giúp trẻ đương đầu tốt hơn với những bất lợi trong cuộc sống, và chúng sẽ trở thành những người kiên cường trong tương lai.
Gia đình êm ấm là một yếu tố quan trọng tạo nên hạnh phúc cho trẻ. Điều này xây dựng nên mối quan hệ khăng khít giữa cha mẹ và con cái. Khi cha mẹ hiểu được những nhu cầu của trẻ và đáp ứng kịp thời, trẻ sẽ tin tưởng vào khả năng của cha mẹ. Thật vậy, kết quả nghiên cứu đã cho thấy trẻ cần gắn bó với ít nhất một người trong những năm đầu đời để tạo nên lòng tin cậy đối với người khác, cũng như xây dựng mối quan hệ lâu bền và cảm thấy hài lòng về bản thân.
Những khó khăn gặp phải
Đối với một số bà mẹ, sự gắn bó với bé không xuất hiện ngay lập tức. Điều này xảy ra là do một số nguyên nhân, đó có thể là do mang thai ngoài ý muốn; không chấp nhận vì bạn phải hy sinh một vài thứ mà bạn chưa sẵn sàng để thực hiện (như phải nghỉ việc chẳng hạn); cảm thấy bị quá tải bởi trách nhiệm mới; những khó khăn về các mối quan hệ; thiếu tự tin; bị tổn hại về sức khỏe khi sinh; hay không cảm thấy thích thú với bé. Nếu những cảm giác ấy xuất hiện trong mối quan hệ giữa bạn và bé thì bạn nên nhanh chóng tìm kiếm sự giúp đỡ. Những cha mẹ cảm thấy khó khăn trong việc gắn bó với bé sơ sinh sẽ khó tạo được mối quan hệ tốt đẹp với bé trong thời gian tiếp theo. Sau đây là một số gợi ý để các bậc cha mẹ có thể gắn bó với bé một cách dễ dàng hơn.

Những việc bạn có thể làm |
Những điều bạn có thể nói
|
|
Dành thời gian để chơi với bé, bồng bé thường xuyên để bé có thể cảm nhận sự âu yếm và trở nên quen thuộc với hơi ấm nơi cơ thể bạn. Âu yếm là một cách thức giao tiếp quan trọng đối với bé đồng thời cũng đóng vai trò đáng kể trong việc xây dựng mối quan hệ giữa cha mẹ và bé. Xoa bóp cho bé cũng là một cách tốt. |
Bé sẽ cảm nhận được giọng nói cha mẹ, vì vậy bạn nên tìm cách nói chuyện nhiều hơn với bé. Chơi những trò chơi như “nu na nu nống” hoặc “thả đỉa ba ba”. Kể chuyện cho bé nghe mỗi đêm cũng là một cách hay khác để tăng cường sự giao tiếp giữa cha mẹ và bé. |
|
Bé không phải tự nhiên mà khóc, vì vậy bạn nên tìm hiểu những nguyên nhân khiến bé khóc. Chẳng hạn, đó có phải là do bé mệt, đói hoặc cần thay tã hay không? |
Nói với bé rằng bạn biết lý do khiến bé buồn. Hãy nói với bé bằng một giọng âu yếm “Ồ con cần thay tã” hoặc “Mẹ biết đây là giờ ăn tối của con; mẹ sẽ hâm nóng thức ăn cho con nhanh thôi” |
|
Giọng của bé có những ý nghĩa đặc biệt – ngoài khóc, bé còn phát ra những âm thanh khác nhằm biểu thị cảm xúc của mình như tiếng ríu rít và tỏ vẻ bực bội khi có tiếng ồn. Học nhận biết những điều này và tìm cách đáp lại sẽ giúp bé cảm nhận được điều bé muốn nói. |
Chẳng hạn, bạn có thể nói: “Mẹ biết con muốn nói gì, bây giờ con đang mệt – để mẹ cho con đi ngủ”. Hoặc “Con không vui khi ngồi đây – để mẹ bồng con nhé”. |
|
Mọi việc diễn ra liên quan đến bé phải được thực hiện một cách đều đặn, vì vậy bạn hãy chuẩn bị điều này một cách chu đáo. Chẳng hạn, có thời gian biểu về những việc như khi nào cho bé ra ngoài đi dạo, khi nào ngủ, bú…(những việc này sẽ thay đổi khi bé lớn lên hoặc khi bé ốm). |
Tận dụng cơ hội để cho bé biết việc gì đang diễn ra, đây cũng là cách nhằm duy trì giao tiếp tốt với bé. |
|
Bé thích được hát ra hoặc cho nghe nhạc, những hoạt động này giúp bé dễ dàng đón nhận, chẳng hạn khi bé nằm hoặc trước khi đi ngủ. |
Thu hút sự chú ý của bé bằng cách chọn những bài hát mà bạn và bé có thể hát cùng nhau. Việc này có thể được thực hiện kèm hoặc không kèm với nhạc nền tùy theo lứa tuổi. |
|
Đọc truyện cho bé hàng đêm tạo nên cơ hội lý tưởng để bạn và bé thân thiết với nhau hơn. |
Chỉ cho bé xem những tấm hình và tạo hứng thú cho bé bằng cách phát ra âm thanh – ví dụ, con chó thì kêu “gâu, gâu”… |
Phòng khám Cây Thông Xanh