Tin tức
Đặt lịch hẹn, tư vấn
- Trẻ ngủ thế nào ?
Trẻ sơ sinh qua trải qua 2 kiểu ngủ : ngủ giấc nông và giấc sâu. Cả hai kiểu ngủ này đều quan trọng với sức khỏe và sự phát triển của trẻ.
NGỦ NÔNG (Ngủ động)
- Trẻ ngọ nguậy, phát ra âm thanh
- Nhãn cầu di chuyển dưới mi mắt
- Thở không đều
- Trẻ nằm mơ
- Trẻ tỉnh giấc dễ dàng
NGỦ SÂU (Ngủ yên)
- Trẻ nằm im không ngọ nguậy
- Chân tay buông lỏng
- Hơi thở êm và đều
- Giấc ngủ sâu giúp não được nghỉ ngơi
- Trẻ khó thức giấc
– Mỗi chu kỳ ngủ của trẻ sơ sinh thường kéo dài 50-60 phút, trong đó thời lượng giấc ngủ nông và giấc ngủ sâu ngang bằng nhau. Các trẻ thường thức giấc sau mỗi chu kỳ (1-2 giờ)
– Trong giai đoạn này, các trẻ nhạy cảm với sự thay đổi tư thế sẽ dễ tỉnh giấc nếu được đặt xuống khi vừa thiu thiu ngủ ( giấc ngủ nông )
– Kiểu ngủ thay đổi khi trẻ lớn lên. Khi được 12 – 16 tuần, trẻ bắt đầu bằng giấc ngủ sâu, giống như người lớn, và trẻ cũng thức giấc ít hơn.
Có nên đánh thức con dậy để cho bú ?
Đôi khi trẻ ngủ rất sâu và khó đánh thức dậy để cho bú. Điều này có thể xảy ra với các trẻ sơ sinh mà mẹ đã dùng thuốc gây mê trong cuộc đẻ. Khi cần đánh thức trẻ, hãy dùng nhiều loại động chạm và âm thanh khác nhau để kích thích não của trẻ, ví dụ :
- Thay đổi tư thế của trẻ
- Cởi quần áo hoặc thay tã cho trẻ
- Nhẹ nhàng chạm vào các phần cơ thể của trẻ như bụng, bàn tay, mông hay bàn chân
- Trò chuyện với trẻ.
Trẻ thức ban đêm : tốt hay xấu ?
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cần thức giấc ban đêm, điều này rất quan trọng cho sức khỏe của trẻ. Trẻ cần tỉnh dậy để được cho ăn và thay tã, được vuốt ve, ủ ấm và được an toàn. Trẻ nhỏ ngủ quá sâu trong thời gian dài có nguy cơ đột tử cao hơn.
Trẻ thức giấc ít dần khi lớn lên. Thông thường, trẻ sẽ thức giấc 2-3 lần lúc 2 tháng tuổi, giảm xuống còn 2 lần lúc 4 tháng tuổi là 1 lần lúc 6 tháng.
Một số lý do khiến trẻ thức giấc ban đêm nhiều hơn thường lệ :
- Chưa trưởng thành về sinh lý ( đẻ non )
- Bú chưa đủ no
- Ốm hoặc khó chịu
- Nhiều kích thích âm thanh, ánh sáng trong phòng ngủ.
- Thay đổi lịch sinh hoạt.
Khi nào trẻ nên bỏ bú đêm ?
Khi được 4-6 tháng, trẻ không cần bú đêm nữa. Trên thực tế, không ít bà mẹ vì lo con bú không đủ nên vẫn duy trì các cữ bú đêm ngay cả khi con đã vượt xa độ tuổi 4-6 tháng. Lúc này, cho trẻ bú đêm khiến giấc ngủ của mẹ và con đều bị gián đoạn, ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe.
Tài liệu tham khảo : Bộ sách Nuôi con không áp lực – cuốn 2
Mời cha mẹ tham khảo clip Hiểu về giấc ngủ của trẻ
Để xem các mốc phát triển của trẻ và dấu hiệu cảnh báo qua hình ảnh trực quan, xem clip
Nếu bạn có bất kỳ băn khoăn gì về sự phát triển của con, hãy liên hệ với bác sĩ nhi khoa 0944.28.5656 để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.
Bạn có thể chat với bác sĩ qua facebook phòng khám Cây Thông Xanh
PHÒNG KHÁM CÂY THÔNG XANH
– Khám trẻ ốm không lạm dụng kháng sinh
– Khám phát triển toàn diện trẻ 0-5 tuổi phát hiện sớm các bất thường
– Khám và trị liệu trẻ tự kỷ, chậm nói, tăng động, sang chấn tâm lý sau khi cha mẹ li di ly thân, trẻ khó thích ứng trường lớp
Địa chỉ: Số 39, ngõ 255, phố Vọng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
Hotline: 0944.28.5656 | 024 – 36.28.5656.
YouTube: Phòng khám Cây Thông Xanh
Facebook: Phòng khám Cây Thông Xanh