Tin tức
Đặt lịch hẹn, tư vấn
TRẺ 4 THÁNG TUỔI
CÁC MỐC PHÁT TRIỂN VÀ DẤU HIỆU CẢNH BÁO
Phần lớn trẻ có thể làm được gì ở độ tuổi này?1
Cảm xúc tương tác:
- Cười chủ động, đặc biệt với người thân (bố, mẹ, ông, bà,..)
- Thích chơi với bố mẹ đặc biệt có thể khóc khi bố mẹ không chơi cùng
- Có thể bắt chước một số vận động và biểu cảm của nét mặt của người thân (cười, cau mày,..)
Ngôn ngữ
- Bắt đầu biết tạo ra các âm thanh: aaa, eee
- Bập bẹ với biểu cảm nét mặt (hóng chuyện) và có thể bắt chước các âm thanh khi trẻ nghe thấy
- Trẻ thể hiện các kiểu khóc khác nhau tùy theo nhu cầu như đói, đau hoặc buồn ngủ
Nhận thức
- Bé có các hành vi cho bố mẹ biết bé phấn khích, mệt mỏi hay bực bội
- Có phản ứng với các hành động yêu thương (vuốt ve, ôm, thơm trẻ)
- Bắt đầu với các đồ vật bằng 1 tay
- Trẻ biết phối hợp tay và mắt, ví dụ: nhìn đồ chơi và với tay lấy đồ chơi, nhìn và lắc đồ chơi tạo ra tiếng kêu
- Nhìn theo đồ vật di chuyển sang cả hai bên của cơ thể
- Nhìn vào khuôn mặt khi ở gần
- Nhận biết khuôn mặt người thân và các đồ vật ở xa hơn
Vận động thể lực:
- Có thể giữ đầu lâu hơn mà không cần sự hỗ trợ của bố mẹ
- Đạp/ấn mạnh chân xuống khi được đặt trên nền cứng
- Có thể lật ngửa khi đang đặt nằm sấp
- Có thể lắc đồ chơi hoặc đung đưa đồ chơi treo trước mặt
- Đưa cả hai tay vào mồm
- Khi nằm sấp, trẻ có thể đẩy người lên bằng khủy tay
Dấu hiệu cảnh báo
Cho trẻ đi khám nếu có những biểu hiện dưới đây
- Không nhìn theo các đồ vật chuyển động
- Không cười, bập bẹ khi có bố mẹ nói chuyện với trẻ
- Không tự giữ được đầu thẳng
- Không bập bẹ hoặc tạo ra âm thanh
- Không đưa đồ chơi vào mồm
- Không nhún nhảy khi được đặt trên nền cứng
- Có vấn đề trong di chuyển mắt: một hoặc cả 2 mắt không di chuyển được về tất cả các hướng (hiếng, lác)
Nếu bạn có bất kỳ băn khoăn gì về sự phát triển của con, hãy liên hệ với bác sĩ nhi khoa2 0944.28.5656 để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.
Bạn có thể làm gì để giúp bé phát triển toàn diện?
Dưới đây là một số hoạt động bạn có thể tương tác với con hàng ngày.
- Nói chuyện hàng ngày với con. Giọng nói của bố mẹ sẽ giúp bé cảm thấy an tâm và thư giãn.
- Hãy đáp lại các nhu cầu giao tiếp của trẻ khi trẻ tạo ra các âm thanh bằng các lặp lại những âm thanh của trẻ và tạo thành từ đơn. Điều này sẽ giúp ích cho việc học ngôn ngữ của trẻ.
- Hát hoặc cho trẻ nghe những bản nhạc nhẹ nhàng. Điều này sẽ kích thích phát triển vùng ngôn ngữ cho trẻ.
- Nói những lời khen ngợi và thể hiện tình yêu thương với trẻ thường xuyên.
- Giành thời gian chơi cùng với trẻ khi trẻ thức và thoải mái. Hãy chú ý các dấu hiệu thể hiện trẻ mệt mỏi hoặc khó chịu vì đói hoặc bỉm bị bẩn.
- Bố mẹ cũng phải tự chăm sóc bản thân khỏe mạnh về thể chất, tâm lý và cảm xúc. Làm cha mẹ là một công việc khó khăn! Hãy luôn vui vẻ và tận hưởng những giây phút hạnh phúc cùng con của mình. Cha mẹ chỉ có thể chăm sóc và yêu thương con tốt khi họ cảm thấy thoải mái.
Để xem các mốc phát triển của trẻ và dấu hiệu cảnh báo qua hình ảnh trực quan, xem clip
Các trò chơi bạn có thể tương tác với con hàng ngày qua hình ảnh trực quan, xem clip
Nếu bạn có bất kỳ băn khoăn gì về sự phát triển của con, hãy liên hệ với bác sĩ nhi khoa 0944.28.5656 để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.
Bạn có thể chat với bác sĩ qua messenger facebook phòng khám Cây Thông Xanh
Đăng ký tham gia lớp học để chăm bé đúng cách và giúp bé phát triển sớm 5 kỹ năng
PHÒNG KHÁM CÂY THÔNG XANH
– Khám trẻ ốm không lạm dụng kháng sinh
– Khám phát triển toàn diện trẻ 0-5 tuổi phát hiện sớm các bất thường
– Khám và trị liệu trẻ tự kỷ, chậm nói, tăng động, sang chấn tâm lý sau khi cha mẹ li di ly thân, trẻ khó thích ứng trường lớp
Địa chỉ: Số 39, ngõ 255, phố Vọng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
Hotline: 0944.28.5656 | 024 – 36.28.5656.
YouTube: Phòng khám Cây Thông Xanh
Facebook: Phòng khám Cây Thông Xanh
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- CDC’s Child Developmental Milestones. https://www.cdc.gov/ncbddd/actearly/milestones/
- Child Development Basics. https://www.cdc.gov/ncbddd/childdevelopment/facts.html