Tin tức
Đặt lịch hẹn, tư vấn
Huyết áp là gì, cao huyết áp là gì?
Huyết áp là áp lực đẩy do sự tuần hoàn của máu trong các mạch máu và là một trong những dấu hiệu chính cho biết cơ thể còn sống hay đã chết.
Cao huyết áp còn gọi là tăng huyết áp hay tăng-xông, là một bệnh mạn tính trong đó áp lực máu đo được ở động mạch tăng cao.
Huyết áp thường được phân loại dựa trên huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương. Huyết áp tâm thu là áp lực máu trong lòng mạch trong khi tim đập. Huyết áp tâm trương là áp lực máu trong khoảng thời gian giữa hai lần đập của tim.
HA bình thường: (HA tâm thu) 90-119 mmHg, (HA tâm trương) 60-79 mmHg
Tiền tăng HA: (HA tâm thu) 120-139 mmHg, (HA tâm trương) 80-89 mmHg
Giai đoạn 1: (HA tâm thu) 140-159 mmHg, (HA tâm trương) 90-99 mmHg
Giai đoạn 2: (HA tâm thu) ≥ 160 mmHg, (HA tâm trương) ≥ 100 mmHg
Tại sao cần đo huyết áp trong thời kỳ mang thai?
Tăng huyết áp thai kỳ là một biểu hiện xảy ra trong thời kỳ có thai, là một bệnh lý nguy hiểm và cũng là nguyên nhân gấy ra các biến chứng, thâm chí tử vong cho cả mẹ và thai nhi.
Lý do trước nhất cần đo huyết áp ở mỗi lần khám là để theo dõi bất kỳ dấu hiệu lo lắng hay căng thẳng nào qua các tuần lễ thai nghén. Triệu chứng cổ điển của cao huyết áp trong thời gian mang thai gồm sự tăng huyết áp tâm trương hơn 15mmHg, hoặc tăng huyết áp tâm thu hơn 30mmHg.
Từ tuần thai thứ 12 đến sau khi sinh khoảng 12 tuần mẹ cũng có thể mắc cả huyết áp cao và đạm niệu. Từ sau tháng thứ 8, khoảng 10% phụ nữ mang thai sẽ phát bệnh. Nếu phát bệnh sớm từ giai đoạn giữa của thai kỳ thì bệnh sẽ dần tiến triển nặng.
Khi phát bệnh, lưu thông máu đến mau thai sẽ xấu đi, oxy và chất dinh dưỡng được truyền đến cho thai nhi bị thiếu. Ngoài ra còn dẫn tới các bệnh nghiêm trọng cho mẹ như xuất huyết não, sản giật, nhau bong non,…
Những việc có thể làm để phòng tránh và giảm thiểu cao huyết áp thai kỳ là gì?
- Giữ nếp sinh hoạt quy củ: Tập thói quen ngủ sớm dậy sớm, điều chỉnh để ăn 3 bữa chính vào giờ cố định.
- Quản lý cân nặng: Theo dõi cân nặng mỗi ngày. Duy trì cân nặng ở mức độ bình thường.
- Vận động: Vận động với mức độ phù hợp, tập luyện các bài thể dục cho bà bầu.
- Ăn ít muối: Khi nêm nếm thức ăn, hạn chế sử dụng nhiều muối. Làm quen với chế độ ăn nhạt.
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ: Nên kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện có bất thường gì xảy ra không.
- Giải tỏa căng thẳng: Giải tỏa căng thẳng, lo lắng một cách hợp lý và thoải mái nhất.
Nguồn: Phòng khám Cây Thông Xanh
Sách “1000 câu hỏi dành cho bà mẹ mang thai”
Sách “Lần đầu làm mẹ” – Masato Takeuchi