Tại sao không nên lạm dụng nước xương hầm khi nấu cháo bột cho trẻ?
[print_link]
Để ngăn ngừa tình trạng trẻ thiếu canxi, nhiều mẹ thường dùng nước hầm xương để nấu bột hoặc cháo cho con ăn để vì tin rằng việc làm sẽ bổ sung canxi và dinh dưỡng cho trẻ.
Tuy nhiên, canxi trong xương là canxi vô cơ, cơ thể trẻ không thể hấp thụ được lượng canxi này. Do vậy, dù mẹ có ninh xương để nấu bột, cháo cho con, nhiều trẻ vẫn rơi vào tình trạng còi xương, chậm mọc răng do trẻ thiếu canxi.
Cháo, bột, hoặc cơm nếu trộn với nước hầm xương sẽ tạo cho trẻ cảm giác dễ nuốt, khiến mẹ thấy con ăn ngon miệng hơn bình thường. Tuy nhiên, điều này rất dễ dẫn đến tình trạng lười nhai hay ngậm thức ăn ở trẻ và ảnh hưởng trực tiếp đến hệ tiêu hoá của con, khiến trẻ dễ bị đầy hơi, khó tiêu.
Ngoài ra, việc chỉ cho trẻ ăn nước hầm xương sẽ gây thiếu chất và vitamin, bởi vì trong xương, ngoài canxi vô cơ thì những dưỡng chất còn lại đều rất “nghèo nàn”. Trong xương cũng có chất béo nhưng chất béo trong xương là chất béo động vật, khó tiêu hóa, nên nếu trẻ ăn nhiều sẽ gây tiêu chảy hoặc phân sống.
Như vậy, nước hầm xương thực sự không “bổ” như nhiều mẹ vẫn nghĩ, và nếu lạm dụng nước hầm xương để nấu bột, cháo cho con thì sẽ gây nguy cơ trẻ thiếu canxi, khó tiêu, tiêu chảy, phân sống, suy dinh dưỡng.