Tin tức
Đặt lịch hẹn, tư vấn
Mùa xuân độ ẩm tăng cao là điều kiện cho các virut, vi khuẩn phát triển vì vậy các bệnh đường hô hấp của trẻ nhỏ cũng tăng theo
Viêm đường hô hấp là bệnh thường gặp ở trẻ khi bị lạnh khiến mũi, hầu họng của trẻ sẽ phù nề xuất tiết đờm nhớt . Nếu không được hỗ trợ loại bỏ, xuất ra, đờm nhớt sẽ gây ứ đọng gây nhiễm khuẩn, khiến trẻ bỏ ăn, nôn ói, khó thở, khò khè kèm triệu chứng ho và sốt.
Khi trẻ mắc bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng: Ho, ho ngày càng tăng, khó thở khò khè nhiều đờm, ăn kém nôn trớ nhiều do ho, nhất là về đêm. Nặng hơn trẻ có thể khó thở, thở nhanh tím tái, rút lõm lồng ngực, xẹp thuỳ phổi do tắc đờm
Điều trị cho trẻ bên cạnh việc dùng thuốc thì phương pháp tác động giúp thông thoáng đường thở cho trẻ (Phương pháp vỗ rung lồng ngực) là rât quan trọng giúp trẻ nhanh khỏi bệnh.
Phương pháp này nên thực hiện ở giai đoạn trẻ ho có đờm
1. Vỗ rung long đờm là gì?
Vỗ rung long đờm là phương pháp vật lý, hoặc bằng tay của kỹ thuật viên, hoặc bằng dụng cụ hoặc cả hai tay giúp cải thiện hiệu quả hô hấp, giúp phổi giãn nở tốt hơn, tăng cường sức cơ hô hấp và đào thải, bào trừ các chất tiết, đờm nhớt ra khỏi đường hô hấp2
2.Mục đích vỗ rung long đờm là gì ?
Mục đích vỗ rung long đờm là đầy đờm ra khỏi phổi dựa trên nguyên tắc tăng nhanh luồng khí thở ra theo nhịp thở của trẻ làm long đờm nhớt giúp thông thoáng đường thở.
3. Chỉ định, chống chỉ định
Chỉ định
- Viêm phế quản
- Viêm phế quản phổi
- Viêm tiểu phế quản
- Hen phế quản
- Giãn phế quản
Chống chỉ định:
- Chấn thương lồng ngực
- Trẻ mắc bệnh tim mạch
- Tràn dịch, tràn khí màng phổi
- Ung thư phổi
- Dị tật đường thở
- Viêm thanh khí, phế quản
- Ngay sau khi trẻ ăn no
4. Kỹ thuật vỗ rung
- Tay khum, các ngón tay khép vỗ bằng cách lắc nhẹ thả lỏng cổ tay, nhẹ nhàng tạo một lực cơ học vừa phải để làm long đờm dịch.
- Đối với trẻ sơ sinh tác động lực chủ yếu là 2/3 bàn tay nghiêng về phía các ngón tay
- Thời gian vỗ rung 3-5 phút mỗi lần vỗ rung và 2 lần vỗ/ ngày
- Bàn tay của người vỗ phải sát với da trẻ
- Có nhiều cách vỗ rung khác nhau tuỳ theo độ tuổi của trẻ ( Bác sĩ có thể hướng dẫn trực tiếp cho cha mẹ phương pháp phù hợp trong quá trình thăm khám)
- Sau khi vỗ rung xong phải gây ho cho trẻ, khi trẻ ho được giúp đờm long ra, giải phóng đường phế quản.
Hình ảnh tay khum
Chú ý khi thực hiện vỗ rung:
- Vỗ rung long đờm là một biện pháp điều trị hỗ trợ, không phải biện pháp điều trị nguyên nhân
- Đối với các trẻ bị nhiễm khuẩn hô hấp đơn thuần, kể cả viêm phổi, thanh khí phế quản, viêm tiểu phế quản không có biến chứng ứ đọng đờm nhớt thì không được thực hiện vỗ rung cho trẻ
- Thực hiện kĩ thuật vỗ rung cách bữa ăn 1,5-2 tiếng tránh gây nôn
- Trước khi vỗ nên nới lỏng quẩn áo, tháo khăn quàng cổ
- Kích thích gây ho đầu trẻ nghiêng sang một bên tránh nôn trớ sặc vào đường thở
- Khi trẻ đang ho, là hiện tượng trẻ đang muốn tống đờm ra ngoài, cha mẹ tuyệt đối không vỗ sau lưng trẻ ( đang bế trẻ ở tư thế đứng) động tác này vô tình đẩy đờm vào sâu bên trong
Phòng khám cây thông xanh là nơi tiếp nhận và thăm khám các bệnh lý về hô hấp mà trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dễ mắc phải, Ths.Bs Vũ Thị Thúy Lan nguyên trưởng khoa hô hấp nhi Bệnh viện Xanh pôn, Bs nôi trú nhi khoá 10 Đại Học Y Hà Nội sẽ trực tiếp khám và tư vấn giải đáp mọi thắc mắc băn khoăn của cha mẹ, ngoài ra Bs Lan và Điều dưỡng sẽ hướng dẫn cách vỗ rung cho cha mẹ dễ dàng thực hiện tại nhà.
Mời cha mẹ tham khảo clip Hướng dẫn vỗ rung của BS Thúy Lan tại đây
Khi bạn cần hỗ trợ băn khoăn gì hãy liên hệ chúng tôi ! Hotline 0944.28.5656