Tin tức
Đặt lịch hẹn, tư vấn
Trong thời gian mang thai, đặc biệt là các tháng đầu, hều hết mẹ nào cũng trải qua giai đoạn ốm nghén. Các triệu chứng ốm nghén sẽ khác nhau tùy theo từng thể trạng của từng mẹ. Nào, chúng ta và các mẹ cùng nhau tìm hiểu về triệu chứng ốm nghén này nhé!
Ốm nghén là gì?
Ốm nghén là các triệu chứng khó chịu xảy ra cho mẹ bầu, chủ yếu ở thời kỳ đầu của quá trình mang thai. Có thể nói đây là thử thách đầu tiên đối với người mẹ khi mang thai.
Nguyên nhân nào khiến mẹ bầu ốm nghén?
- Vẫn chưa xác định rõ nguyên nhân tại sao xảy ra hiện tượng này, có thể do trung tâm kiểm soát nôn ói của não bộ bị kích thích bởi ảnh hưởng của hoocmon, hay vì sự đào thải của cơ thể xem bào thai mới hình thành như một dị vật.
- Ngoài ra các yếu tố về tinh thần như sự lo lắng và áp lực cuộc sống cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng ốm nghén.
- Nếu ốm nghén sinh lý thì các mẹ bầu không cần quá lo lắng, nhưng nếu ốm bệnh lý khiến mất nước nặng thì cần phải đi khám ngay.
Những biểu hiện chính của ốm nghén là gì?
![]() |
![]() |
- Buồn nôn, nôn ói: Đây là những triệu chứng tiêu biểu của việc bị ốm nghén. Ngoài cảm giác khó chịu trong bụng lúc bụng đói hay lúc thức dậy buổi sáng, thì việc bị khó chịu khi không ăn gì gọi là “nghén ăn”, ăn xong thì lại nôn ra hết gọi là “nghén ói” – hai triệu chứng khá phổ biến với nhiều mẹ.
- Buồn ngủ, mệt mỏi: Do sự ảnh hưởng của sự cân bằng hoocmon mà trong thời kỳ đầu của thai kỳ, cảm giác buồn ngủ, mệt mỏi đặc biệt trở nên rõ rệt. Mẹ bàu có cảm giác lúc nào cũng buồn ngủ, ngủ bao nhiêu cũng không đủ, làm gì cũng uể oải.
- Mẫn cảm với mùi: Những mùi trước kia không có vấn đề gì nhưng trong giai đoạn này lại gây khó chịu, kéo theo cảm giác buồn nôn.
- Thay đổi khẩu vị: Những món trước đây từng là món ăn yêu thích thì trong giai đoạn này đột nhiên không ăn được và có thể ngược lại. Có khuynh hướng chỉ ăn một kiểu thức ăn. Đặc biệt như thức ăn nhiều dầu mỡ, hoa quả chua, thức ăn nêm nếm mặn.
Làm thế nào để giảm bớt tình trạng nôn nghén khi mang thai?
- Không để cơ thể quá đói
- Không ăn quá no, tránh gây cảm giác buồn nôn
- Ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày
- Không ăn và uống cùng một lúc
- Ăn nhẹ khi thức dậy và ra khỏi giường
- Nhận biết và tránh những mùi, thực phẩm khiến bạn thấy buồn nôn
- Ăn đồ nguội để giảm bớt mùi, uống đủ nước và ngụm nhỏ
- Trao đổi với bác sĩ nếu cần
Tại sao có người bị ốm nghén nặng và có người thì không?
- Những phụ nữ không bị ốm nghén khi mang thai có thể lý giải là do có thể chất khỏe mạnh hơn giúp cơ thể xử lý hiệu quả việc gia tăng các loại hoocmon. Những phụ nữ không bị ốm nghén thường có dạ dày khỏe, tuần hoàn máu tốt, có chế độ tập thể dục khoa học.
- Ngoài ra mẹ bầu nào có tâm lý ổn định, vui vẻ, thoải mái cũng sẽ hạn chế tình trạng ốm nghén.
Tiều đường thai kỳ cũng là một bệnh khá phổ biến khi mang thai, các mẹ clip vào đường link tại đây để cùng tìm hiểu nhé!
Nguồn tham khảo:
- Phòng Khám Cây Thông Xanh
- Sách “1000 câu hỏi dành cho bà mẹ Mang thai”
- Sách “Lần đầu làm mẹ” – Masato Takeuchi