Tin tức
Đặt lịch hẹn, tư vấn
Mẹ: “Bơ (bé trai 5 tuổi), không chơi nữa cất đồ chơi đi chuẩn bị ăn cơm”.
Bơ: Lờ đi không nói gì và tiếp tục chơi.
Mẹ: 5 phút sau thấy con vẫn tiếp tục chơi mẹ cao giọng: “Nghe thấy mẹ nói gì chưa cất đồ chơi đi chuẩn bị ăn cơm ”
Bơ: “Con chơi thêm một lúc nữa thôi” và tiếp tục chơi.
Mẹ: “Không thêm gì hết, đứng lên ngay”. Con tiếp tục chơi và mẹ không nói gì mà tiếp tục nấu nướng. 10 phút sau mẹ quát to hơn “Bơ để nói mấy lần rồi hả đứng ngay lên cất đồ chơi chuẩn bị ăn cơm”.
Bơ: Phụng phịu đứng lên để đồ chơi trên sàn không cất
Mẹ: Quát to hơn: “Không cất dọn đồ chơi vào à, con ơi là con, không biết nghe lời gì cả, mẹ cho ăn đòn bây giờ”.
Trên đây là một hoạt cảnh mà hầu như cha mẹ nào cũng đã từng trải qua, các bậc cha mẹ luôn băn khoăn tự hỏi tại sao con mình không nghe lời mình ngay, cứ để mình phải nói nhiều. Con nhỏ thì không nghe lời, con lớn lên một chút là không những không nghe lời mà còn lý sự lại, lớn lên nữa thì bố mẹ sẽ phải lo lắng, tìm hiểu, nghĩ cách làm thế nào để con còn nói chuyện cởi mở với mình, chia sẻ với mình và không đi theo các bạn xấu.
Để có thể giải quyết vấn đề này mỗi bậc cha mẹ cần phải hiểu: (1) tại sao lại có hiện tượng con không nghe lời; (2) bố mẹ cần phải làm gì để hạn chế tối đa việc phản kháng, và khuyến khích tính chủ động ở trẻ ngay từ khi còn nhỏ, làm nền tảng cho sự hình thành nhân cách chủ động, tự tin vào bản thân và sẵn sàng đương đầu, giải quyết được mọi vấn đề phát sinh trong cuộc sống hàng ngày sau này.
- Trẻ chưa ý thức được điều đúng sai, phải trái.
- Muốn chứng tỏ khả năng độc lập, khả năng tự quyết của mình.
- Trẻ thử, kiểm nghiệm các phản ứng của người lớn
III. Nguyên nhân từ người lớn:
- Không hiểu trẻ, áp đặt cho trẻ theo suy nghĩ của người lớn
- Người lớn khó bình tĩnh, khó kiểm soát lời nói hành vi của mình khi vấn đề phát sinh
IV. 5 biện pháp giúp trẻ nghe lời và xây dựng nhân cách vững vàng khi lớn lên
- Để trẻ được quyền tự quyết định, nhưng ở giới hạn nhất định
- Không áp đặt những suy nghĩ của mình cho con:
- Luôn bày tỏ tình cảm yêu thương đối với trẻ, hiểu và đáp ứng nhu cầu luôn muốn được quan tâm của trẻ:
- Đưa ra những quy định gia đình mà trẻ cần phải tuân theo
- Người lớn làm gương Giữ bình tĩnh, kiểm soát thái độ, lời nói, hành vi trước mọi vấn đề phát sinh
Trên đây là một số những thông tin tham khảo cơ bản nhằm giúp các bố mẹ hiểu con, hiểu mình để tìm ra phương pháp dạy con tốt nhất.
Sẽ không có một phương pháp nào là tốt nhất cho mọi trẻ.
Phương pháp dạy trẻ tốt nhất, đúng nhất đó là mỗi bố mẹ hãy quan sát con mình chơi, nói chuyện, giao tiếp, cư xử hàng ngày, để tìm ra xem con mình nghĩ gì, muốn gì, không muốn gì, con mình có thể làm tốt điều gì, theo cách nào vv… từ đó sẽ biết cách dạy con cho phù hợp. Ngay cả trong một gia đình có 3 con thì bố mẹ cũng sẽ thấy là phương pháp dạy 3 trẻ cũng sẽ khác nhau, bố mẹ phải tìm cách điều chỉnh phương pháp dạy cho phù hợp với từng trẻ theo đúng khả năng, sở trường, sở đoản của trẻ để trẻ có thể phát triển đến mức tối đa tiềm năng trong mỗi trẻ.
Chúc các bố mẹ thành công !
BS:Phạm Bích Hà
Cha mẹ có thể tham khảo bài viết Đối phó với cơn thịnh nộ của trẻ
Tìm hiểu về dịch vụ Đánh giá – tư vấn tâm lý và Dịch vụ khám phát triển toàn diện của Phòng khám Cây Thông Xanh
Nếu bạn có bất kỳ băn khoăn gì về sự phát triển của con, hãy liên hệ với bác sĩ nhi khoa 0944.28.5656 để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.
Bạn có thể chat với bác sĩ qua facebook phòng khám Cây Thông Xanh
PHÒNG KHÁM CÂY THÔNG XANH
– Khám trẻ ốm không lạm dụng kháng sinh
– Khám phát triển toàn diện trẻ 0-5 tuổi phát hiện sớm các bất thường
– Khám và trị liệu trẻ tự kỷ, chậm nói, tăng động, sang chấn tâm lý sau khi cha mẹ li di ly thân, trẻ khó thích ứng trường lớp
Địa chỉ: Số 39, ngõ 255, phố Vọng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
Hotline: 0944.28.5656 | 024 – 36.28.5656.
YouTube: Phòng khám Cây Thông Xanh
Facebook: Phòng khám Cây Thông Xanh