Tin tức
Đặt lịch hẹn, tư vấn
Thai nghén và sinh con là một niềm vui vô bờ của người mẹ và gia đình, nhưng đồng thời người mẹ cũng phải đương đầu với cảm giác thường xuyên mệt mỏi.
Trong cơ thể, nghén nhiều, buồn nôn, ăn không ngon miệng, khó ngủ, người nặng nề đi lại khó khăn, đau mỏi lưng… và rất nhiều khó khăn khác về cơ thể trong suốt 9 tháng mang thai. Sau khi sinh lại phải đương đầu với những khó khăn mới như: con không bú, ít sữa, con quấy khóc, con ốm… đặc biệt là ở những người sinh con lần đầu. Vì vậy phụ nữ ở thời kỳ mang thai và những tháng đầu sau sinh thường có nguy cơ cao bị trầm cảm, lo âu. Chứng trầm cảm và lo âu dễ xảy ra ở giai đoạn mang thai và sau sinh còn do có sự thay đổi về nội tiết trong cơ thể người mẹ, dẫn đến những thay đổi về nhu cầu ăn ngủ, làm việc, về tâm sinh lý, và những thay đổi về thực thể trong cơ thể.
Trầm cảm không những ảnh hưởng đến cuộc sống của mẹ mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển của con. Một người mẹ bị trầm cảm sẽ có ảnh hưởng rất nhiều đến việc chăm con và giúp con phát triển tốt.
Ảnh hưởng của mẹ bị trầm cảm trong chăm sóc con?
- Mẹ không hào hứng đến việc chăm con: không cho con bú, hoặc không cho con bú đúng cách gây mất sữa
- Mẹ thờ ơ với mọi chuyện xảy ra xung quanh nên không nhận biết được những dấu hiệu về nhu cầu của con như đòi ăn, ngủ, đại tiểu tiện, nóng, lạnh, ngứa ngáy, muốn được ôm ấp bế ẵm…) để có thể đáp ứng đúng với nhu cầu của trẻ è trẻ quấy khóc không dỗ được è mẹ căng thẳng hơn
- Mẹ trầm tư, ít nói chuyện, ít tương tác với con, không kiên nhẫn chơi, nói chuyện với trẻ dẫn đến nguy cơ trẻ bị chậm phát triển so với tuổi như: chậm phát triển về cảm xúc tương tác xã hội, chậm phát triển ngôn ngữ, chậm phát triển trí tuệ, chậm phát triển vận động thô, vận động tinh tế khéo léo… Tất cả những điều này gây khó khăn cho sự phát triển của trẻ sau này.
- Mẹ không nhận biết được và không theo dõi được các mốc phát triển của trẻ theo độ tuổi; không nhận biết được những thay đổi ở trẻ thông qua quan sát các biểu lộ về cảm xúc, hành vi và ngôn ngữ của trẻ để có thể hỗ trợ trẻ phát triển phù hợp với tuổi.
- Dưới đây là một số điều cần biết về trầm cảm ở phụ nữ mang thai và sau sinh:
1. Dấu hiệu trầm cảm ở phụ nữ mang thai và sau sinh
2. Những nguyên nhân dẫn đến trầm cảm ở phụ nữ mang thai và sau sinh
3. Những việc nên làm để giảm nguy cơ trầm cảm ở phụ nữ mang thai và sau sinh
Mặc dù phụ nữ trong thời gian thai nghén và sinh con có nhiều nguy cơ bị trầm cảm, một điều đáng mừng là trầm cảm này có thể phòng và chữa được nếu gia đình, đặc biệt là chồng và bố mẹ chồng, quan tâm chăm lo cho người phụ nữ, tránh mọi căng thẳng và luôn được sống trong môi trường vui vẻ hạnh phúc.
Bs.Ths. Phạm Bích Hà
Phòng khám Cây Thông Xanh
Với tâm huyết và lòng yêu nghề, Phòng khám Cây thông xanh đã nhanh chóng ứng dụng dịch vụ Tư vấn và trị liệu tâm lý trực tuyến TELEMED dành cho phụ nữ mang thai và sau sinh vô cùng thuận tiện với với chất lượng tư vấn tốt nhất, uy tín và bảo mật.
HÃY LIÊN HỆ NGAY VỚI BÁC SĨ TÂM LÝ PHÒNG KHÁM CÂY THÔNG XANH ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ KỊP THỜI 024 – 3628.5656 HOẶC 0944.28.5656