Tin tức
Đặt lịch hẹn, tư vấn
Bạn hãy để cho bé bú một bên vú bao lâu tùy bé, sao cho cạn hết bên đó, sau nhiều phút mà không thấy bé bú ra được tí sữa nào, bạn hãy rứt bé khỏi bầu vú để cho bé nghỉ xả hơi. Vào cữ bú sau, bạn hãy đặt cho bé bú bên kia, sao cho cả hai vú được kích thích ngang nhau. Khi bạn bắt đầu tiết ra sữa, vào khoảng ngày thứ tư, em bé của bạn sẽ kích thích cơ thể bạn tiết ra một nguồn cung ứng sữa dồi dào một cách tự nhiên. Để tiết ra đủ sữa, bạn chỉ cần ăn theo một chế độ ăn lành mạnh, cân đối với nhiều chất đạm, uống khi nào khát.
Cho bú sữa mẹ là một điều hết sức khích lệ trong việc chăm sóc em bé, và bạn sẽ cho bé thức ăn bổ dưỡng nhất mà thiên nhiên có thể cung cấp được. Vì vậy bạn chớ nản lòng nếu bạn gặp phải một vài khó khăn trong những ngày đầu. Bạn và bé phải học lấy kỹ năng mới này cùng với nhau. Nếu lúc đầu bé dường như không biết cách bú, hay không bú được lâu lắm, bạn hãy kiên nhẫn với bé.
Tất cả các bà mẹ đều biết rằng không có nguồn dưỡng chất nào tốt và bổ dưỡng cho bé như nguồn sữa mẹ. Tuy nhiên việc cho bé bú không phải lúc nào cũng suôn sẻ. Đừng bao giờ ngừng cho con bú khi bạn gặp phải các vấn đề đưới đây, bạn sẽ sẽ bị tức sữa và làm cho việc nuôi con bằng sữa mẹ trở nên vất vả hơn rất nhiều.
Bạn cần cho bé bú bất cứ khi nào bé đói, không theo một giờ giấc nhất định nào. Trong những tuần đầu, bụng đói là lý do thường làm cho bé thức và khóc. Một khi hệ thống tiêu hóa trở nên thuần thục và bao tử của bé lớn lên, bé sẽ bú được nhiều hơn trong mỗi cữ bú và khoảng cách giữa các cữ bú sẽ lâu dài hơn. Những em bé sinh non, em bé thiếu tháng có thể có sức bú kém hơn nên bé sẽ cần bú thường xuyên. Cho dù bé bú mẹ hay bú bình, bạn hãy cho bé có dịp ợ ra phần không khí đã nuốt vào.
Mặc dù bé chưa hiểu được những điều cha mẹ nói nhưng bé sẽ cảm nhận được sự quan tâm cha mẹ dành cho mình thông qua cách bạn bồng bế bé và những trò chơi thể lực với bé. Bé sẽ đáp lại một cách tích cực nếu thấy thích thú và hài lòng với trò chơi đó khi được bồng bế.