Tin tức
Đặt lịch hẹn, tư vấn
- Khái niệm trẻ khiếm thính
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), nếu trẻ có độ mất thính lực trung bình từ 50dB trở lên, hay nói cách khác trẻ không nghe được trọn vẹn một câu nói (nói chuyện bình thường) ở khoảng cách 1m thì là trẻ khiếm thính. Nếu trẻ có độ mất thính lực trung bình trên 80dB, nghĩa là trẻ chỉ nghe được những tiếng động mạnh kề sát tai thì thường được gọi là trẻ điếc, đi kèm theo điếc là bị mất ngôn ngữ – câm.
Trong giáo dục đặc biệt, trẻ khiếm thính là những trẻ có khó khăn về nghe ở các mức độ khác nhau làm ảnh hưởng đến khả năng phát triển ngôn ngữ nói và giao tiếp. Và gọi trẻ điếc đồng nghĩa với trẻ khiếm thính.
Sự phân loại mức độ khiếm thính dựa trên kết quả đo sức nghe.
Khiếm thính nhẹ | – Có thể mất 25 đến 40% âm thanh lời nói
– Sẽ gặp khó khăn trong điều kiện ồn ào – Không có sự khuếch đại âm thanh thì thường có thể mất ít nhất 50% các cuộc thảo luận, diễn giảng trên lớp học. – Thường xuyên bị đổi lỗi là “chỉ nghe khi muốn”, “mộng mị”, hoặc “không chú ý”. |
Khiếm thính vừa | – Không có sự khuếch đại âm thanh, lượng lời nói có thể bị mất 50% đến 75% với mức độ điếc 40 dB và 80-100% với mức độ điếc 50 dB.
– Sẽ cần sự hỗ trợ để phát triển ngôn ngữ tiếp nhận và diễn đạt – Đòi hỏi cần có những điều chỉnh về lớp học và sự hỗ trợ về học tập – Sẽ gặp khó khăn với sự phát triển lời nói và các kĩ năng cho lời nói rõ ràng. |
Khiếm thính nặng | – Bị trì hoãn ngôn ngữ đáng kể
– Chất lượng phát âm
– Ảnh hưởng đáng kể đến quá trình học tập. – Sự cô lập về xã hội |
Khiếm thính sâu | – Có thể cảm nhận được độ rung, phụ thuộc vào tri giác
– Lời nói và ngôn ngữ sẽ không phát triển một cách tự nhiên |
- Nguyên nhân gây khiếm thính
Mất thính giác có thể xảy ra do các nguyên nhân sau:
- Do bẩm sinh: Ngay từ khi sinh ra trẻ đã có các dị tật, dị dạng bẩm sinh ở tai giữa, hoặc tai ngoài như không có vành tai, hoặc ống tai bị bịt lại hoàn toàn…..
- Do di truyền về gen: những trẻ có bố mẹ hoặc ông bà bị điếc bẩm sinh thì cũng có nguy cơ bị điếc cao hơn
- Do vật lạ: ống tai ngoài có thể bị một vật lạ bít kín. Trẻ nhỏ có thể cho một vật vàotai, hạt hay mẩu đồ chơi, hoặc côn trùng bò vào tai gây điếc
- Do ráy tai tích tụ lại và làm bít ống tai gây ảnh hưởng tương tự như trường hợp vật lạ vào ống tai.
- Do biến chứng/hậu quả một số bệnh lý như viêm tai ngoài, viêm tai giữa cấp tính, viêm tai giữa tiết dịch, quai bị, sởi, viêm não, viêm màng não.
- Do tiếp xúc với tiếng ồn lớn như tiếng pháo nổ, tiếng súng… làm thủng màng nhĩ.
- Do trong thời kỳ mang thai mẹ bị nhiễm khuẩn ví dụ giang mai; bị nhiễm độc do sử dụng thuốc.
- Do trẻ bị sinh non, bị ngạt trong khi sinh
- Do trẻ bị nhiễm độc thuốc.
- Dấu hiệu nhận biết trẻ khiếm thính
- Khiếm thính là một tật “ẩn” không nhìn thấy được. Đặc biệt là trẻ khiếm thính khi còn rất nhỏ, trẻ không có biểu hiện hành vi nào khác lạ so với trẻ bình thường. Nếu không có chuyên môn hoặc không quan sát kĩ, sẽ rất khó để phát hiện được trẻ khiếm thính. Vì vậy, ngay từ khi sinh ra, cha mẹ nên cho con đi khám – đánh giá – tư vấn sức khỏe toàn diện (link ẩn vào đoạn chữ màu đỏ – về dịch vụ khám PTTD của PK), để phát hiện sớm các khuyết tật cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ.
- Dưới đây là cách để cha mẹ nhận biết các dấu hiệu trẻ khiếm thính theo độ tuổi.
Độ tuổi | Dấu hiệu quan sát |
Mới sinh | – Trẻ có chú ý nghe tiếng nói?
– Trẻ có giật mình hoặc khóc khi nghe tiếng ồn? – Trẻ có tỉnh giấc lúc có tiếng động? |
3 tháng | – Trẻ có cười với người nói chuyện?
– Trẻ có ngừng chơi hoặc có tỏ ra nhận biết tiếng mẹ? – Trẻ có “bập bẹ” – Trẻ có tiếng khóc khác nhau để biểu hiện các yêu cầu khác nhau – Trẻ có lặp lại nhiều lần một số tiếng nào đó? |
6 tháng | – Trẻ có đáp ứng khi gọi tên?
– Trẻ có chú ý hoặc tìm nguồn phát âm? – Trẻ có quay đầu về phía nguồn âm – Trẻ có bập bẹ theo tiếng mẹ tuy không rõ? – Trẻ có phát ra nhiều âm khác nhau không? |
9 – 12 tháng | – Trẻ có đáp ứng với vài câu đơn giản?
– Trẻ có quay đầu hoặc nhìn lên khi gọi? – Trẻ có tìm hoặc nhìn quanh khi có tiếng ồn lạ? – Trẻ có hóng chuyện? – Trẻ có nói một vài từ (tuy không rõ?) – Trẻ có thích thú khi học nói theo? – Trẻ có phát ra từ lí nhí như tiếng nói? – Trẻ có phát ra âm thanh gì để mẹ chú ý? Có 2-3 từ lúc 1 tuổi |
18 – 24 tháng | – Trẻ có làm theo được hai yêu cầu? (lấy quả bóng và đặt lên bàn)
– Trẻ có được 8 – 10 từ lúc 1,5 tuổi; 10-15 từ lức 2 tuổi – Trẻ có lặp lại yêu cầu? – Trẻ có đặt câu hỏi 2 từ? – Trẻ có dùng câu ghép 2 từ? |
30 – 48 tháng | – Trẻ hiểu dễ dàng khi nói chuyện
– Trẻ vẫn nghe được khi ta ngoảnh lưng lại trong lúc nói – Trẻ có biết quay núm vặn đài to nhỏ vừa phải? – Có phân biệt các từ đối lập nghĩa? – Trẻ có chỉ đúng lúc gọi tên hình theo tranh? – Trẻ có chú ý đến các tiếng động khác nhau (gõ cửa, mèo kêu, chó sủa…) – Trẻ đã nói được đủ tiếng? (có thể thiếu các phụ âm s,d,l,r) – Trẻ có nói lặp lại một vài từ trong câu? – Trẻ có vốn từ 200-300 từ – Trẻ nói được câu 2-3 từ trở lên. – Trẻ đặt câu hỏi tại sao, như thế nào? – Kiểu nói sai từ và nói lắp đã hết – Trẻ thích gọi tên các đồ vật |
60 tháng | – Trẻ nghe và hiểu hầu hết các câu chuyện trong gia đình
– Trẻ nghe và trả lời ngay các câu hỏi không cần lặp lại – Trẻ nghe được giọng nói bình thường – Mọi người thân thuộc đều nghĩ trẻ nghe được bình thường – Trẻ phát âm đúng mọi thứ tiếng (có thể trừ s và d) – Trẻ dùng các cấu trúc câu như mọi người trong gia đình – Giọng của trẻ rõ ràng trong sáng như các trẻ em khác |
Ở từng độ tuổi, đọc kỹ câu hỏi và trả lời cho từng câu hỏi. Nếu:
Ø Tất cả các câu trả lời là “Có”: tốt – trẻ phát triển sức nghe, tiếng nói, ngôn ngữ bình thường. Ø Có 1 – 3 câu trả lời “Không”: cẩn thận có thể trẻ phát triển chậm về nghe và nói. Ø Có nhiều hơn 3 câu trả lời “Không”: nhất thiết phải đi khám để có biện pháp can thiệp kịp thời. |
Phát hiện sớm có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong can thiệp và điều trị trẻ khiếm thính. Giúp hạn chế tối đa mức độ ảnh hưởng đến sự phát triển ngôn ngữ, cảm xúc và trí tuệ của trẻ. Có rất nhiều cha mẹ, khi con được 2 – 3 tuổi, thấy con chậm nói, không nói hoặc có những biểu hiện hành vi khác lạ mới cho con đi khám. Mặc dù trẻ vẫn còn cơ hội để can thiệp, tuy nhiên nếu được phát hiện sớm hơn thì trẻ sẽ được sử dụng các phương tiện trợ thính sớm hơn. Trẻ cũng sẽ không bị bỏ lỡ các giai đoạn vàng để phát triển ngôn ngữ, phát triển nhận thức và phát triển cảm xúc – tương tác xã hội. Do vậy, việc cho con đi khám sức khỏe toàn diện định kỳ ngay từ khi 2 tuần tuổi (link ẩn vào đoạn chữ màu đỏ – về dịch vụ khám PTTD của PK) là vô cùng quan trọng và cần thiết.
Cha mẹ muốn tìm hiểu thêm về dịch vụ khám phát triển toàn diện trẻ định kỳ từ 2 tuần tuổi xem tại đây
Dịch vụ đánh giá tâm lý trẻ tại đây
Mốc phát triển của trẻ ở từng độ tuổi xem tại đây
Dấu hiệu trẻ chậm phát triển ngôn ngữ xem tại đây
Các dấu hiệu trẻ tự kỷ xem tại đây
Nếu bạn có bất kỳ băn khoăn gì về sự phát triển của con, hãy liên hệ với bác sĩ nhi khoa 0944.28.5656 để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.
Bạn có thể chat với bác sĩ qua facebook phòng khám Cây Thông Xanh
PHÒNG KHÁM CÂY THÔNG XANH
– Khám trẻ ốm không lạm dụng kháng sinh
– Khám phát triển toàn diện trẻ 0-5 tuổi phát hiện sớm các bất thường
– Khám và trị liệu trẻ tự kỷ, chậm nói, tăng động, sang chấn tâm lý sau khi cha mẹ li di ly thân, trẻ khó thích ứng trường lớp
Địa chỉ: Số 39, ngõ 255, phố Vọng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
Hotline: 0944.28.5656 | 024 – 36.28.5656.
YouTube: Phòng khám Cây Thông Xanh
Facebook: Phòng khám Cây Thông Xanh
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- https://www.who.int/healthinfo/statistics/bod_hearingloss.pdf
- https://www.cdc.gov/ncbddd/hearingloss/facts.html
- https://kidshealth.org/en/parents/hear.html
- Nguyễn Thị Hoàng Yến, Đại cương về giáo dục trẻ khiếm thính, NXB ĐHSP 79 HN, 2005
- Nội trú tai mũi họng – số 2 – Bộ môn Tai mũi họng, Những vấn đề về điếc và nghễnh ngãng; Đại học Y dượng Thành phố Hồ Chí Minh, 1992.
- Trần Thị Thiệp, Nguyễn Minh Phượng, Giáo dục trẻ khiếm thính, Đại học Sư phạm Hà Nội, 2016